Vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ - Thiên tư tuấn tú khác thường - Vị hoàng Đế đầu tiên của triều đại Hậu Lê.

Ai là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc việt nam?

Nếu Ngô Quyền với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ 1.000 năm mất nước, mở đầu thời kỳ độc lập mới của dân tộc thì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, kết thúc 20 năm thống trị của giặc Minh, khôi phục nền độc lập lâu dài cho Tổ quốc, bắt đầu một kỷ nguyên xây dựng mới..

 

Trong bài thơ đến nay đã 600 năm làm khắc vào vách đá núi Pú Huổi Chò (bên sông Đà, thuộc Lai Châu) năm 1431 khi đánh Đèo Cát Hãn, Ông đã đã nói rõ ý chí bảo vệ sự thống nhất giang sơn:

Đất hiểm trở từ nay không còn,

Núi sông đã vào chung một bản đồ.

Đề thơ khắc vào núi đá

Trấn giữ miền Tây của nước Việt ta.

Ông từng nói rằng:

"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"

 Tầm vóc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò lãnh đạo, lãnh tụ vĩ đại ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng, là cơ sở để ra đời cả kho truyền thuyết đặc sắc, nhiều giá trị về lịch sử, nhân văn, ngôn ngữ, địa lý...

Ông chính là Vua Lê Lợi còn có tên là Lê Thái Tổ, ông là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Hậu Lê trong lịch sử dân tộc.

Vua Lê Lợi sinh ngày 10 tháng 9 năm 1383 đến ngày 5 tháng 9 năm 1433. Ông trị vì ngôi vua trong 6 năm và lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông chính là người có công lập nên triều đại nhà Hậu Lê đầu tiên, đây là thời đại lâu dài nhất trong lịch sử.

Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người "thiên tư tuấn tú khác thường'', khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có một nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ". Lê Lợi lúc nhỏ được người anh ruột Lê Học nuôi nấng.

Lúc vua chưa sinh ra, có một cây quế, dưới cây quế có một con hùm xám thường xuất hiện, nó hiền lành và thân cận với người chưa từng hại ai. Từ khi vua ra đời con hùm xám không còn ai nhìn thấy nữa.Vào ngày vua sinh có hào quang đỏ chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng.

Nhưng Có lẽ, người đời sau nhớ và biết đến ông nhiều nhất là liên quan đến sự tích Hồ Gươm, đây là sự tích nổi tiếng trong dân gian Việt Nam với việc ông có được kiếm thần của thần ban xuống để đánh giặc Minh, về sau kiếm rơi xuống hồ cùng với rùa Vàng nhưng tìm không thấy nữa.

Năm 1407 giặc Minh xâm chiếm nước ta.

Chúng dùng thủ đoạn mua chuộc, mời Lê Lợi ra làm quan nhưng Ông kiên quyết từ chối. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, Lê Lợi đứng lên tập hợp lực lượng, thu nạp người tài, mở hội thề quyết tâm chống giặc Minh đến cùng.

Ông đã nói

"Ta cất quân đánh giặc, không phải là có lòng ham muốn phú quý, mà chính vì muốn để ngàn năm về sau, người đời biết ta không chịu làm tôi tớ cho bọn giặc tàn ngược"

Thời kỳ đầu ở vùng núi Thanh Hóa

Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy.

Mùa xuân năm Bính Thân 1416 đã đi vào lịch sử dân tộc bằng sự kiện quan trọng: Hội thề Lũng Nhai. Sự kiện ấy đã in một dấu ấn đỏ tươi lên tiến trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khi đặt nền móng đầu tiên và vững chắc để Bình Định Vương Lê Lợi phất cao ngọn cờ đại nghĩa, thu phục nhân tâm, đánh đuổi xâm lăng, giải phóng đất nước, dựng nên đại nghiệp.

Cách đây tròn 6 thế kỷ, vào một ngày xuân tháng hai năm Bính Thân 1416, tại địa danh có tên Lũng Nhai, Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã cùng dâng lễ vật, sinh huyết để tấu cáo với trời đất và hồn thiêng núi sông. Rằng: “Phụ đạo chính thần là Lê Lợi và bọn Lê Lai đến Trương Chiến 18 người. Tuy họ hàng quê quán có khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như tổ liền cành, phận vinh hiển có nhau, nguyện có tính như cùng chung một họ... Chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để xóm làng được an cư, sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”. Lời thề của 19 con người cùng chung chí hướng đánh đuổi giặc Minh, giành lại giang sơn gấm vóc đã trở thành lời hiệu triệu muôn người hướng Lam Sơn. Hội thề Lũng Nhai được ví như “hội thề đất trời, hội thề non nước, hội thề của những con người cần lao đã bị đẩy đến bước đường cùng thà chết không chịu làm nô lệ. Lời thề được chiết ra từ trái tim, khối óc vì non sông nghĩa cả một đi không trở lại”. Và rồi, từ tinh thần và khí phách Lũng Nhai, ngọn lửa bình Ngô đã được thổi bùng dậy, hừng hực nhiệt huyết chiến đấu và chiến thắng!

          Tháng giêng năm 1418, Lê Lợi tế cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, người trong nước nghe tin về rất đông... Sau đó nghĩa quân tấn công đồn giặc, mở rộng địa bàn ra các vùng núi Thanh Hoá. Trong một lần chiến đấu, nghĩa quân bị giặc vây, ở vào tình thế nguy khốn, nhờ có Lê Lai và đội quân cảm tử chiến đấu gan dạ, anh dũng hy sinh bảo vệ cho Lê Lợi và Tướng sĩ rút lui an toàn.

          Nhờ có núi rừng và nhân che chở, nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng lớn mạnh bắt đầu phản công quân giặc, tiến vào giải phóng Thuận Hoá(trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay); đánh ra chiếm lại Thăng long buộc tên tướng Văn Thông cướp thành phải xin hàng.

Bên cạnh đó, vua Lê Lợi rất nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã cùng với các anh hùng hào kiệt trong cả nước cùng nhau đồng lòng chống quân Minh xâm lược. Ông đã cùng các anh hùng kêu gọi nhân dân, binh sĩ đứng lên phất cờ khởi nghiã vào màu Xuân năm 1418 và đã giành được chính quyền Đại Việt ngay sau đó. Ngoài ra, Vua Quang Trung còn tham gia nhiều chiến dịch, thời kì gian nan ở vùng núi Thanh Hóa, cuộc tiến vào Nam, chiến dịch Tốt Động- Chúc Động, Lập Trần Cảo, Vây Thành Đông Quan, chiến dịch Chi Lăng- Xương Giang, Bình Ngô đại cáo….

Tháng 12 năm 1427, Lê Lợi sai sữa chữa cầu đường, cung cấp lương thực cho tàn quân nhà Minh rút về nước...

          Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 10 năm đến đây hoàn toàn thắng lợi. Đầu năm 1428 Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô tại Thăng long(Hà Nội ngày nay), lấy tên nước là Đại Việt;

Sau khi đánh đổ được quân Minh xâm lược, ông đã cho xây dựng lại đất nước, khoa cử, thi thố, luật lệ, sách vở, lễ nghi… Chính vì sự cải cách và phát triển không ngừng đó, Vua Lê Lợi đã làm cho triều đại Hậu Lê trở nên thịnh vượng, huy hoàng về mọi mặt trong đời sống và để lại một dấu ấn, cột mốc lịch sử quan trọng nhất. Mặc dù, quá trình này vô cùng khó khăn, do ảnh hưởng rất nhiều hậu quả của quân Minh để lại. Các tài liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật, thư tịch đã bị mất dần và nhiều người tài của Đại Việt bị bắt giải về Trung Quốc.

Vua Lê Lợi đã chia đất nước ra làm bốn đạo để điều hành việc cai trị và xây dựng đất nước và có thêm một số các bộ máy thôn xã, địa phương trong cả nước. Học hành được chú trọng nhiều hơn, Quốc Tử Giám được mở cửa để tạo đều kiện cho các quan viên, con thường dân vào học tập. Ngoài ra, còn thường xuyên mở khoa thi để thu hút và tuyển chọn nhân tài trong nhân gian.

Ngoài ra, trong thời gian này, ông cũng cho một số cải cách hành chính trọng đại, đổi mới và đa dạng hơn về luật pháp, phép tắc, lễ nghi. Vấn đề kinh tế trong nhân dân cũng được coi trọng, quan tâm và tạo điều kiện cho tất cả tầng lớp có cơ hội kiếm sống và phát triển kinh tế.

Như vậy, với chiến thắng lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để lại những ý nghãi lịch sử to lớn đối với dân tộc ta. Nó thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân, sự dũng cảm dám đứng lên đấu tranh bảo vệ tổ quốc, đánh tan ách xâm lược của giặc ngoại xâm. Cùng với đó, thể hiện công cuộc dựng nước và giữ nước của đất nước ta với viết bao công trạng của những người anh hùng đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc của người dân. Cùng với đó để lại những giá trị văn hóa, khoa học, nghệ thuật có giá trị đến đời sau.

Truyền thuyết Nguyễn Trãi dùng mỡ viết chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” lên lá cây cho kiến đục rồi thả trôi trên sông, suối để tuyên truyền, vận động quần chúng khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo, Nguyễn Trãi phò tá... rất phổ biến, được ghi chép trong sách vở.

Năm 1428, Lê Lợi họp tất cả các tướng văn võ và quần thần, để định công ban thưởng, tùy theo người có công lao nhiều ít để phong cấp bậc trên dưới; “phong thừa chỉ Nguyễn Trãi tước Quan Phục hầu... cho mang họ vua” (Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên...) Theo Việt sử thông giám cương mục: Công thần khởi nghĩa Lam Sơn có 9 bậc thì tước Quan Phục hầu của công thần Nguyễn ở bậc thứ 8.

Tìm hiểu Quốc sử, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn, được Lê Lợi thu nhận làm Thừa chỉ, vâng lệnh vua soạn thảo giấy tờ, sau được gọi là Thừa chỉ học sĩ rồi Hàn lâm thừa chỉ học sĩ, vì thời gian kháng chiến không lập viện hàn lâm, nhiều chức tước võ tướng chỉ là hư hàm hoặc nhất thời.

“Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” hoàn toàn đúng với tinh thần lịch sử: Bình Định vương Lê Lợi là quân vương, thừa chỉ Nguyễn Trãi là văn thần và suốt đời ông chỉ là một văn thần.

Vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng 08 năm 1433, thọ 48 tuổi, chôn ở Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá, miếu hiệu Lê Thái Tổ; trước lăng vua dựng tấm bia đá khắc bài văn do Nguyễn Trãi soạn ca ngợi công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi, truyền lại ngày nay./.

Văn bia 750 chữ Hán do Đại phu nhập nội hành khiển Tam trị quân sư Nguyễn Trãi soạn.

Kỳ tuyệt văn bia. Nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Hãy xem đoạn cuối văn bia: 

“Những giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến 10 vạn người đều tha cho về cả, đường thủy thì cấp cho 500 thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa. Răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đây giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dẫn vào bản đồ, Chiêm Thành và Chân Lạp vượt biển đến cống.

Vua thức khuya dậy sớm 6 năm mà nước thịnh trị, đến nay băng.

Thuận Thiên năm thứ 6, Quí Sửu, tháng 10, ngày tốt.

Vinh Lộc Đại phu Nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn”. 

(Trích Văn bia Vĩnh Lăng, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB. Khoa Học Xã Hội)

 

@sachnoikinhbac [Nghe sách nói]Vua Lê Lợi - Lê Thái Tổ - Thiên tư tuấn tú khác thường - Vị hoàng Đế đầu tiên của triều đại Hậu Lê...2023 #vualeloi #leloi #lethaito #hoangdeleloi #sachnoikinhbac #Sachnoikinhbac #nghesachnoi #Dochoikinhbac #Trochoivandong #Dochoiplaza #Dautukhuvuichoi #Khuvuichoitreem ♬ nhạc nền Sachnoikinhbac