Tại sao Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn thế giới ?

Ai là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam.

Ông đã giúp quân, dân ta ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông, đội quân khét tiếng đã từng làm cả thế giới khiếp sợ. Tài năng và đức độ của Ông được nhân dân tôn ông như một vị Thánh, thế giới ghi nhận ông là một trong những vị tướng tài giỏi nhất mọi thời đại. Những câu nói của ông được lưu danh sử sách và trở thành bài học cho hậu thế.

“Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi hãy hàng”

“Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ sáu trụ xương cánh”

“Lấy đoản binh để thắng trường trận”

“Quân cốt tinh nhuệ không ở số đông”

“Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”

Tác phẩm "Binh Thư Yếu Lược" của ông khai sinh ra một nền khoa học quân sự thuần Việt, đậm nét nghệ thuật và khoa học cầm quân mang bản sắc dân tộc sâu sắc.

Ông là nhà quân sự, nhà ngoại giao, và chính trị gia kiệt xuất của triều đại Trần thế kỷ XIII.

Ông đã đóng góp không nhỏ vào việc giữ vững độc lập và chủ quyền của đất nước Việt Nam trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược của các nước láng giềng và nhà Minh nước Trung Hoa.

Ông chính là Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn - Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương

Ông là con An sinh vương Trần Liễu, cháu gọi Trần Thái Tông bằng chú.

Quê ở làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Được phong ấp ở hương Vạn Kiếp, thuộc huyện Chí Linh, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang.

Ông sinh năm 1226, mất năm 1300, thọ 74 tuổi.

Ông là anh hùng dân tộc, “Bình Bắc Đại Nguyên Soái”, là nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị vẹn toàn tài đức, bậc “đại bút”.

Theo truyền thuyết, từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã ham thích trò chơi đánh trận, sáu tuổi biết làm thơ. Lớn lên, học vấn rất uyên bác, vừa giỏi văn chương vừa hiểu thấu lục thao tam lược, cưỡi ngựa, bắn cung đều thành thạo. Năm 1257, quân Nguyên sang xâm lược nước ta lần đầu, ông được cử cầm quân giữ biên thuỳ phía Bắc. Ba chục năm sau, trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287-1288), ông lại được đề bạt làm Tiết chế Thống lĩnh toàn quân và đã giành thắng lợi lẫy lừng, đánh tan quân Nguyên ra khỏi bờ cõi đất nước.

Là một vị tướng tài kiêm văn võ, biết đánh giá đúng vai trò quan trọng của dân- nền tảng của xã tắc- và của quân- lông cánh của chim hồng chim hộc- Trần Hưng Đạo đã biết đề ra một đường lối quân sự ưu việt, có tính chất nhân dân, mà tiêu biểu là hai cuộc rút lui chiến lược khỏi Kinh thành Thăng Long, tránh cho nhà Trần những tổn thất lớn, và tạo thời cơ bẻ gãy lực lượng của địch. Những kế hoạch làm vườn không nhà trống trên khắp các nẻo đường mà giặc đi qua, những hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa hương binh và quân đội chính quy của nhà nước, những trận phục kích lừng danh như trận Bạch Đằng đã làm cho tên tuổi của ông sống mãi. Ngay đến kẻ thù cũng phải nhắc đến mấy chữ Hưng Đạo Vương với niềm kính trọng.

Trong sự nghiệp hiển hách của nhà Trần, Trần Quốc Tuấn có vai trò đặc biệt quan trọng. Ông là người có đạo đức tiêu biểu của một vị chủ tướng, luôn nêu tấm gương sáng ngời về lòng trung nghĩa, tinh thần biết dựa vào sức mạnh của dân trong cả nước, biết gạt bỏ hiềm khích riêng tư, luôn lấy đại nghĩa làm trọng để đoàn kết tôn thất, triều đình và tướng lĩnh, nêu cao tinh thần "quyết chiến" không sợ kẻ thù hung bạo.

Những câu nói để đời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong kháng chiến chống Mông Nguyên

1“Đến bữa, ta từng quên ăn; ban đêm ta thường dựa gối, trào nước mắt, lòng đau như rần, giận không được ăn thịt nằm da,… của quân địch!”.

Câu nói trên nằm trong tác phẩm nổi tiếng Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ hai (1284-1285) thể hiện tinh thần trung dũng, yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm và cổ vũ tinh thần quân dân Đại Việt chống giặc. Sâu xa hơn, Hưng Đạo vương còn muốn khuyên răn các tướng sĩ nên học tập rèn luyện võ nghệ, học tập binh pháp, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

2 “Chuyến này không phá được giặc Nguyên thì không chịu về đến sông này nữa”.

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ ba (1288), quân tiên phong của Đại Việt dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo vương vượt sông Hóa (một nhánh của sông Thái Bình, chạy qua Thái Bình và Hải Phòng ngày nay) tấn công mặt trận Bạch Đằng làm nên chiến thắng vang dội nghìn thu.

Trong lúc đang tìm cách đưa đại quân qua sông, một thớt voi chiến (con voi) đã bị lún sâu xuống vùng bùn lầy, mặc dù đã tìm nhiều cách cứu giúp, song do quá nặng, voi chiến chìm dần và nhìn mọi người dàn dụa nước mắt như tạm biệt.

Người chủ tướng của ba quân Trần Quốc Tuấn cũng rớm lệ. Người tuốt gươm chỉ xuống sông Hóa mà hét lớn “Chuyến này không phá được giặc Nguyên thì không chịu về đến sông này nữa”. Câu nói như lời khóc thương cho voi chiến mới chết, song cũng là Lời thề bến Tượng sắt đá, khích lệ quân sĩ quyết tử.

3 “Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần đánh, người giỏi đánh thì không thua, người biết thua thì không chết”.

Đây là tư tưởng quân sự của Hưng Đạo vương trong Vạn kiếp tông bí truyền thư – một công trình tập hợp binh pháp các thời mà thành để dạy các quân sĩ tư tưởng, kế sách chiến đấu. Ngài từng dặn:

“Về sau, phàm các con cháu hoặc các bồi thần của ta được cái bí thuật này thì nên coi là minh triết, theo đấy mà dàn thế, bày trận, chứ không nên kháo nhau cho là một áng văn gàn dở mờ tối. Nếu không nghe lời ta dặn bảo thì chính thân mình sẽ chuốc lỗi, mắc hại, mà cả đến con cháu cũng phải vạ nữa. Đó vì làm lộ thiên cơ”.

4. “Quân sĩ thân tín như cha con mới dùng được”.

Tư tưởng quân sự, chính sách này (thân dân) góp phần làm nên chiến thắng vang dội của quân đội nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Nhà Trần nói chung, bản thân tướng Trần Hưng Đạo nói riêng đã huy động được toàn xã hội vào cuộc vũ trang bảo vệ độc lập, hình thành thế trận “trăm họ là binh, vạn nhà là lính”. Quân đội thời Trần tướng sĩ thân thiết như cha con, binh sĩ với nhau như anh em, cùng phấn đấu vì mục tiêu cao nhất là giải phóng dân tộc.

5. “Đời Đinh, đời Lê, lựa dùng được người hiền lương”.

Trong khi Hưng Đạo vương lâm trọng bệnh, cả vương triều lo lắng, vua Anh Tông đến tư gia thăm nom và hỏi, nếu có lỡ ngài ra đi, phương Bắc lại sang lấn cướp thì phải làm sao? Vương lấy Đời Đinh, Tiền Lê làm ví dụ để nói về việc lựa chọn người hiền lương phụng sự đất nước. Trên dưới đồng lòng, dân không chia lìa, đắp thành cao, hào sâu mà phá quân Tống là một ví dụ cho các giữ nước.

6. “Nhà Lý mở nghiệp, quân Tống sang xâm lấn,….đó là có thế làm được”.

Nói về phương thức giữ nước, Hưng Đạo vương căn dặn vua Trần Anh Tông, nhà Lý trong buổi đầu triều mở nghiệp, quân Tống đưa quân sang xâm lấn bờ cõi, đất đai, vua Lý đã dùng Lý Thường Kiệt sáng tạo sử dụng kế Tiên phát chế nhân (ngồi yên đợi giặc không bằng chủ động tiến công trước làm giảm khí thế của giặc sau đó rút về phòng thủ) mà bảo vệ được đất nước. Bài học ở đây là sử dụng tướng giỏi và tận dụng thời cơ để đột kích quân thù.

7. “ Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước cùng họp sức…”.

Một trong những nguyên nhân quan trọng được Hưng Đạo vương chăng chối lại vua Trần trước khi ra đi đó là mọi người trong nước phải đồng lòng, hợp sức mới hợp ý trời và có thể đánh tan được Thoát Hoan, Toa Đô, Ô Mã Nhi,….

Địch cậy trường trận, ta cậy đoản binh: Lấy đoản chế trường, đó là lối thường làm của binh pháp. Hễ thấy quân địch tràn đến ầm ầm như lửa, như gió thì cái thế ấy dễ trị. Nếu nó dùng chước như tằm ăn dần, ung dung, thủng thẳng, không cần mau thắng thì phải dùng lương tướng, xem tình hình mà liệu quyền biên như đánh cờ vậy.

Trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên.

Ông đã chọn đúng người đúng việc tin tưởng và chuyển tải niềm tự tin đó đến với mọi người, dù đó là binh sĩ, dù đó là tướng lĩnh, thậm chí đến thái thượng hoàng hay hoàng đế cũng được ông chuyển tải niềm tự tin ấy mới có thể vững vàng trước thử thách của non sông.Ông đã huấn luyện quân đội ngày càng tinh nhuệ, và chủ trương của Trần Hưng Đạo là một chủ trương rất tiến bộ mà giá trị câu nói của ông lúc sinh thời vẫn còn bất diệt với non sông, đó là “binh quý hồ tinh bất quý hồ đa”, nghĩa là “binh quý ở chỗ tinh nhuệ chứ không phải ở số đông”. Chủ trương đó thật sự đúng đắn, đã phát huy được tác dụng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập thế kỷ XIII

Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên là đỉnh cao của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại phong kiến. Người đề ra và vận dụng thiên tài chiến lược, chiến thuật chiến tranh nhân dân đó không ai khác là Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn. Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh vũ trang của dân tộc ta, đã xuất hiện hình thái thế trận của dân chúng đánh giặc ở khắp các xóm làng, kết hợp chiến đấu của quân triều đình với quân các lộ và dân binh, tiêu diệt địch trong những trận lớn, xây dựng một thế trận rộng mà sâu, mạnh mà vững, luôn luôn chủ động, luôn luôn tiến công, tạo nên sức mạnh to lớn, chiến thắng quân thù.

Trần Hưng Đạo đã khai thác hết mọi tài năng của con người, kể cả những người ở tầng lớp gia nô. Chính ông đã có lời nói về hành động của Yết Kiêu và Dã Tượng khi mà những người này bộc lộ lòng trung thành lớn lao và đức hy sinh cao cả. Ông nói: “Chim hồng chim hộc sở dĩ bay cao bay xa là nhờ vào 6 trụ xương cánh. Nếu không có 6 trụ xương cánh thì chim hồng chim hộc cũng chỉ là chim thường thôi”.

Sau khi đã biên soạn binh pháp, thì trong huấn luyện quân đội, Trần Hưng Đạo đã tìm đủ mọi cách để kích lệ tinh thần của quân sĩ, và tác phẩm nổi bật nhất của ông trong lĩnh vực này chính là bài “Hịch Tướng Sĩ Văn”.

Năm 1300, Hưng Đạo Vương trước lúc lâm chung vẫn còn dâng vua Trần Anh Tông kế sách giữ nước, rằng: "Quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh, đem đoản binh đánh lại trường trận là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: Nếu thấy quân giặc tràn sang như gió như lửa, thì thế giặc có thể dễ dàng chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tằm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì ta phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ tùy thời cơ mà ứng biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh sĩ, như cha con một nhà mới có thể dùng để chiến thắng được. Phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy".

Do công lao to lớn của mình Trần Hưng Đạo được vua Trần phong là Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương. Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn thế giới.

Với tài năng chính trị và quân sự kiệt xuất, với tấm lòng tận trung với nước, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng với quân dân và triều đình nhà Trần đã bảo vệ vững chắc độc lập, đưa nước Đại Việt đạt đến đỉnh cao của nền thịnh trị thời phong kiến và có uy tín lớn trong vùng. Công lao to lớn này đã đưa Trần Quốc Tuấn lên hàng một thiên tài kiệt xuất, một anh hùng dân tộc vĩ đại .

Tháng 2 năm 1984 tại Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh ông được bầu chọn trong danh sách 10 vị tướng vĩ đại nhất của thế giới.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã ghi tên ông trong danh sách 14 vị anh hùng tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam

Ngày nay Cứ đến tiết lập thu là câu ca “tháng Tám giỗ Cha” lại vang lên trong tâm thức mỗi người con đất Việt, như một lời nhắc nhở tìm về cội nguồn, để hòa mình vào những nghi lễ trang nghiêm.Tưởng nhớ công lao đức thánh trần Hưng đạo đại vường cùng các bậc tiền nhân có công dựng nước và giữ nước.

 

@sachnoikinhbac [Nghe sách nói]Tại sao Tên tuổi của Hưng Đạo Vương vang lừng không chỉ trong nước mà còn lan ra toàn thế giới ? #tranhungdao #hungdaodaivuong #tranquoctuan #3landanhtanquannguyen #sachnoikinhbac #dochoikinhbac #dochoiplaza #14vianhhungvietnam #anhungdantoc #anhungdantocvietnam ♬ nhạc nền - Sachnoikinhbac