Tại sao việc lập kế hoạch và quản lý ngân sách là quan trọng trong kinh doanh khu vui chơi?
Lập ngân sách là một trong những hoạt động quan trọng trong việc điều hành kinh doanh khu vui chơi. Mức độ thành công của một khu vui chơi phụ thuộc lớn vào quá trình lập ngân sách của chủ đầu tư. Lập kế hoạch ngân sách kinh doanh là một trong những giai đoạn cuối cùng của quy trình lập ngân sách,và cũng là phần quan trọng nhất.
Có kế hoạch và cách quản lý ngân sách sẽ giúp bạn Hạn chế chi tiêu cho những khoản không cần thiết, đầu tư vào đúng những điều khoản cần đầu tư.
Đầu tư kinh doanh khu vui chơi giải trí thường có 5 loại chi phí cần được đặt ra khi lên kế hoạch ngân sách:
- Chi phí mặt bằng
Đây là một trong những chi phí kinh doanh khu vui chơi đóng vai trò then chốt. Là số tiền mà bạn phải bỏ ra để sở hữu hoặc thuê một mặt bằng để thiết lập và xây dựng một khu vui chơi.
Mặt bằng có sẵn hoặc thuê
Với trường hợp có sẵn hoặc mua mặt bằng để kinh doanh khu vui chơi, chi phí sẽ được tính vào vốn đầu tư ban đầu. Chi phí này tùy thuộc vào vị trí, diện tích và trạng thái hiện tại của mặt bằng. Ngoài ra, cần xem xét các chi phí pháp lý liên quan như phí chuyển nhượng và phí đăng ký. Trong trường hợp thuê mặt bằng thì chi phí thuê sẽ được tính vào chi phí cố định hàng tháng. Với chi phí này mỗi tháng bạn đều phải mất một khoản phí đều đặn. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải lựa chọn mặt bằng phù hợp với ngân sách và nhu cầu của họ.
- Chi phí tiện ích
Là chi phí phát sinh khi sử dụng các tiện ích trong quá trình vận hành và hoạt động của khu vui chơi. Bao gồm các chi phí như điện, nước, internet, phần mềm quản lý và thu ngân. Đây là chi phí kinh doanh khu vui chơi thứ hai mà chúng ta cần lưu ý.
Chi phí điện
Là số tiền phải bỏ ra cho việc sử dụng điện trong quá trình kinh doanh khu vui chơi. Bao gồm các thiết bị đèn, máy móc, thiết bị, đồ chơi, máy làm mát, máy lạnh và các thiết bị điện khác. Điện năng tiêu thụ được tính theo đơn vị kWh và chi phí được tính toán dựa trên mức độ sử dụng và công suất của các thiết bị.
Chi phí nước
Là số tiền bỏ ra cho việc sử dụng nước cho nhà vệ sinh, các trò chơi và hoạt động liên quan đến nước. Nước tiêu thụ được tính theo đơn vị khối lượng hoặc đơn vị thời gian và được tính toán dựa trên mức độ sử dụng và giá cước nước địa phương.
Chi phí Internet
Là số tiền bỏ ra sử dụng mạng internet để cung cấp dịch vụ cho khách hàng và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí này thường được tính theo gói dịch vụ hoặc tốc độ truyền tải và được trả hàng tháng.
- Chi phí nhân sự
Chi phí nhân sự là một khoản chi phí cố định quan trọng. Nhân viên là nguồn lực và có vai trò quan trọng. Cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng.
Chi phí nhân sự là nguồn đáp ứng nhu cầu và tạo động lực làm việc hiệu quả cho nhân viên. Chính vì vậy, bạn cần xem xét định mức lương hợp lý cho từng vị trí công việc trong khu vui chơi. Hãy đảm bảo rằng lương nhân viên bằng với mức lương của thị trường và phù hợp với năng lực của họ.
- Chi phí đầu tư và duy trì và cải tạo
Đây là những chi phí cần thiết để mở và duy trì hoạt động, nâng cấp của khu vui chơi. Bao gồm việc thay mới và nâng cấp các thiết bị, đồ chơi bị hư hỏng trong quá trình hoạt động. Nó thường chiếm một phần khá lớn tổng chi phí mà bạn phải bỏ ra.
- Chi phí marketing và tổ chức sự kiện
Chi phí marketing và sự kiện là chi phí thiết yếu trong việc xây dựng và duy trì sự tăng trưởng của khu vui chơi trẻ em. Chúng giúp bạn thu hút khách hàng mới và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
Quảng bá & thu hút khách hàng
Quảng bá và thu hút khách hàng là hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh. Bạn cần tăng cường nhận diện thương hiệu cho khu vui chơi. Bằng việc tạo ra những sự kiện, chiến dịch quảng cáo thú vị đến với đông đảo khách hàng.
Có rất nhiều chi phí sẽ phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng và kinh doanh khu vui chơi nên việc lập kế hoạch và quản lý ngân sách là vô cùng quan trọng. Một số lý do để các bạn có thể nhìn thấy tầm quan trọng
1. Kiểm Soát Chi Phí:
Lập kế hoạch và quản lý ngân sách giúp kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Điều này bao gồm cả việc ước lượng chi phí khởi đầu, chi phí vận hành hàng ngày và các chi phí khẩn cấp. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tránh được những chi phí không dự kiến và duy trì được lợi nhuận.
2. Đảm Bảo An Toàn Tài Chính:
Việc lập kế hoạch giúp dự báo thu nhập và chi phí, từ đó đảm bảo an toàn tài chính của doanh nghiệp. Bạn có thể dựa vào kế hoạch ngân sách để đưa ra quyết định thông minh về đầu tư, mở rộng, hay áp dụng các chiến lược tài chính hiệu quả.
3. Dự Báo và Đối Mặt với Khó Khăn:
Khi có một kế hoạch ngân sách, doanh nghiệp có thể dự báo trước được tình hình tài chính và chuẩn bị cho những khó khăn có thể phát sinh. Điều này giúp tạo ra sự linh hoạt và khả năng đối mặt với thách thức một cách hiệu quả hơn.
4. Thu Hút Đối Tác và Nhà Đầu Tư:
Một kế hoạch ngân sách chặt chẽ và quản lý tài chính hiệu quả tăng cường sự tin tưởng từ phía đối tác và nhà đầu tư. Khi họ thấy rõ kế hoạch dài hạn và khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng hỗ trợ và hợp tác mạnh mẽ hơn.
5. Tăng Hiệu Suất Lao Động:
Lập kế hoạch và quản lý ngân sách giúp tối ưu hóa sử dụng lao động. Bạn có thể phân công công việc một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi người đều hoạt động với sự hiệu suất cao, từ đó tối ưu hóa chi phí lao động và cải thiện lợi nhuận.
6. Định Rõ Mục Tiêu và Chiến Lược Phát Triển:
Ngân sách giúp doanh nghiệp đặt ra những mục tiêu rõ ràng và xác định chiến lược phát triển. Việc này giúp tập trung vào những ưu tiên quan trọng nhất, tối ưu hóa mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu dài hạn.
Tóm lại, lập kế hoạch và quản lý ngân sách là một phần quan trọng của quản lý kinh doanh, giúp doanh nghiệp duy trì ổn định tài chính, đối mặt với thách thức, và phát triển một cách bền vững.