Nguyễn Trãi – Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 của lịch sử Việt Nam

Ai là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu dân tộc ? Vị Anh hùng tiêu biểu dân tộc  thứ 12.

Ông là người đã có mặt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ hội thề Lũng Nhai vào năm 1416.

 

Ông chính là người đã thay Lê Lợi viết Bình Ngô Đại Cáo,một kiệt tác,1 áng thiên cổ hùng văn điển hình để tổng kết chiến thắng oanh liệt của cả dân tộc. Bài cáo thể hiện sâu sắc ý tưởng nhân nghĩa, bộc lộ rõ ý chí và nguyện vọng của một người con luôn vì nước vì dân.

Trong Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi còn vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công, đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng.

Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân.

[Nghe sach nói] Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam #Nguyentrai #nguyentrai #anhhungdantoc #14anhhungtieubieudantocvietnam #sachnoikinhbac #dochoikinhbac #dochoiplaza #trochoivandong

Ông được thế giới tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới đầu tiên của Việt nam.

Ông chính là Nguyễn Trãi  sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. 

Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuôn khổ Nho giáo mà có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh chứ không học Tống Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống Nho là không thiết thực. Tuy còn ít tuổi nhưng Nguyễn Trãi rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc:

Cố viên loạn hậu hữu tiên lư

Lục tuế nhi đồng phả ái thư

Nghĩa là:

Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ

Sáu tuổi con thơ rất thích sách

Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét: Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả.
Nhưng khi Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.Ông là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.

Ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam liệt kê trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

Ông để lại cho thế hệ sau tác phẩm nổi tiếng.

Bình Ngô đại cáo ra đời sau chiến thắng giặc Minh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, là một tác phẩm ca ngợi tinh thần độc lập dân tộc, tinh thần yêu nước, mà mãi mãi còn truyền tải thông điệp đến các thế hệ sau này. Nó vẫn là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta đến ngày nay.

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét: "Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời". những kiệt tác văn học ra đời không chỉ mang trong mình ý nghĩa văn chương mà còn mang cả tầm vóc lịch sử vĩ đại của dân tộc.

Ngay từ đầu Ông đã khẳng định sự đấu tranh này là vì lợi ích của nhân dân.

Từng nghe

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

 Nguyễn Trãi nêu lên một tư tưởng đầy nhân văn, để từ đó đi đến khẳng định chân lý độc lập của dân tộc. Bằng lối văn biền ngẫu nhịp nhàng, giọng điệu đầy hào hùng, khí thế. Bình Ngô đại cáo đã mở màn với những lời khẳng định Đại Việt là đất nước của chúng ta:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên

Mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có

Đây là đoạn văn đã chạm khắc vào lịch sử dân tộc những giá trị bất khả xâm phạm về nền độc lập một cách đầy đủ nhất. Với lối lập luận so sánh sắc bén đa chiều, đã khẳng định những phương diện cốt lõi để định danh chủ quyền quốc gia. Với một từ "ta" mà người đọc có thể cảm nhận được giọng điệu tự hào, khí thế khi Nguyễn Trãi hùng hồn tuyên bố chủ quyền đất nước với quân giặc.

 Theo đó Nguyễn Trãi đã nêu lên những tội ác của quân giặc đối xử với nước Việt Nam ta. Để lên án những hành động của chúng. Với tư tưởng nhân nghĩa cao cả, đem "đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo". Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý phải giương cao ngọn cờ nhân nghĩa an dân, cố gắng đoàn kết lòng dân, làm sức mạnh của nước.

Bình Ngô đại cáo là khúc Khải Hoàn ca, anh hùng ca sáng chói cả một thời đại. Đã hội tụ biết bao nhiêu cảm xúc, đó là tiếng chuông ngân vang đồng vọng từ quá khứ dội về khiến người đọc cảm nhận được khí thế hào hùng của ông cha ta.

Bên cạnh đó, Ông còn được biết đến với vai trò là nhà chính trị, nhà tư tưởng lớn của dân tộc. Dù ở vị trí, vai trò nào thì ông cũng để lại rất nhiều đóng góp lớn cho dân tộc.

Nguyễn Trãi con người kiệt xuât tài giỏi, kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực.

Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi những đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 - 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442. 

Mới tới Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm oan khuất, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, rồi lại truy tặng tước hiệu Thái Sư Tuệ Quốc Công, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện.

Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu

“Long hổ phong vân chi hội, do tưởng tiền duyên

Văn chương sự nghiệp chi truyền, vĩnh thùy hậu thế”.

Dịch là:

Gặp gỡ long hổ phong vân, còn ghi duyên cũ

Truyền tụng văn chương sự nghiệp, để mãi đời sau.

             Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Ở Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. 

Những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân.

Những đóng góp của ông đã làm cho tên tuổi Nguyễn Trãi rạng rỡ trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

 - Đời sống trong sạch, suốt đời một lòng vì nước vì dân: Trở về với nông thôn, ông yên lòng và tự hào:

"Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao".

Cấy cày là niềm vui:

 "Một cày một cuốc thú nhà quề, Áng chúc lan chen vãi đậu kê.

Ông ca ngợi chi tiết của tùng, trúc, mai, ba cây không chịu khuất phục trước giá lạnh mùa đông và ông luôn giữ một tấm lòng trong sạch, một tấm "lòng thơm". 

        Đất nước bị ngoại xâm, nhưng với ý chí kiên trì, gang thép tiêu diệt quân thù:

"Căm giặc nước thề không cùng sống",

 "Nếm mật nằm gai, há phải một sớm hai tối, Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh".

Quân giặc quét sạch rồi, Đó là sự khát khao xây dựng một đất nước hưng thịnh, nhân dân đời đời ấm no hạnh phúc:

"Xã tắc từ đây bền vững, Giang sơn từ đây đổi mới...., Muôn thưở nền thái bình vững chắc".

   Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có.

 Đại cáo bình Ngô tuy viết bằng chữ Hán nhưng xứng đáng là áng “Hùng văn muôn thuở”. Quốc âm thi tập là tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc.

Nguyễn Trãi – Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi có 1 nhà chính trị, 1 nhà quân sự, 1 nhà ngoại giao, 1 nhà văn, 1 nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại.

Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm năm sinh của ông.